Có lẽ trong trận đấu mà xuất hiện đá Penalty thì rất hấp dẫn với người xem, bởi vì hình thức phạt này có tỷ lệ mang tới bàn thắng cao. Và đá phạt Penalty cũng gây tranh cãi lớn. Vậy nên FIFA đã đưa ra quy định cụ thể về luật đá Penalty. Để hiểu rõ hơn về luật đá Penalty hôm nay hãy cùng  cdollaroutdoors.com tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

I. Penalty là gì?

Penalty hay còn gọi là đá phạt đền trên chấm 11m

Penalty hình thức sút phạt hay còn gọi là sút phạt đền, đá phạt 11 mét. Đây là hình thức đá phạt nghiêm trọng nhất khi cầu thủ phạm lỗi. Đá phạt 11m được thực hiện cách khung thành 11m. Quả đá phạt này chỉ liên quan đến một cầu thủ của đội tấn công và một thủ môn của đội phòng thủ.

Những quả penalty như vậy thường dẫn đến bàn thắng cho đội tấn công với xác suất rất cao. Điều này cũng cho thấy, ở những trận đấu có tỷ số thấp và chênh lệch không nhiều, những quả phạt đền thường mang tính chất quyết định.

II. Luật đá Penalty mới nhất

Luật đá Penalty quy định cầu thủ thực hiện đá phạt phải đặt bóng ở vị trí 11m

Quy định của FIFA về việc thực hiện cú sút penalty như sau:

  • Cầu thủ thực hiện quả đá phạt phải được sự đồng ý của trọng tài.
  • Chỉ thủ môn, trọng tài và cầu thủ đá phạt được phép đứng ở vòng cấm.
  • Bóng phải được đặt ở vị trí chấm 11m.
  • Thủ môn bắt bóng phải đứng ở vạch vôi giữa hai cột khung thành. Không được rời chân khỏi vạch khi bóng rời khỏi vị trí. 
  • Nếu trọng tài ra hiệu sút thì cầu thủ mới được thực hiện. 
  • Bàn thắng chỉ được công nhận sau khi có hiệu lệnh sút và bóng đã đi qua vạch vôi trước khung thành.

Nằm 2017 mới nhất có sự thay đổi một chút về luật đá penalty đó là: Cầu thủ thực hiện phạt đền có thể thực hiện động tác giả trước khi sút. Nhưng khi dứt điểm thì không nên thực hiện động tác giả khi kết thúc chạy đà. Vi phạm sẽ nhận thẻ vàng.

Đến năm 2021, FIFA đã bổ xung thêm điều vào Luật 10 đó là: “Đá phạt đền luân lưu – Thủ môn thay thế không được phép trong đá penalty trong vòng đó, nếu trước đó, thủ môn trước đã tham gia rồi.”

III. Khi nào cần đá Penalty?

Hiện nay việc khi nào đá Penalty khiến nhiều người thắc mắc vì đây được xem là bàn thắng mang bàn thắng cao, vậy nên nhiều xảy ra nhiều tranh cãi.

Đá Penalty khi cầu thủ phạm lỗi trong vòng cấm

Việc đá Penalty chắc chắn xảy ra khi trường hợp phạm lỗi trong vòng cấm địa, hay 16m50.

Có hai lỗi lớn nhất dẫn đến đá Penalty đó là:

  • Cầu thủ cố tình dùng tay chơi bóng với trường hợp không phải là thủ môn, dùng tay chạm bóng để ngăn cản, thay đổi hướng bóng. Trường hợp nếu bóng va chạm trúng vào tay một cách bị động thì vẫn bị thổi phạt do không khép tay khi phòng thủ. 
  • Lỗi thứ hai chính là cầu thủ phạm lỗi bên trong vòng cấm như: ngáng chân, kéo người, đẩy người, cản bóng, vào bóng phía sau,…những tình huống này áp dụng cho cả thủ môn.

Mọi trường hợp dù nặng hay nhẹ mà trực tiếp cản trở tình huống dẫn đến bàn thắng sẽ dẫn đá penalty nếu xảy ra trong vòng cấm.

Trong những tình huống này, đội vi phạm nhất thiết phải nhận một quả phạt đền, và việc cầu thủ vi phạm có nhận thẻ hay không còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm lỗi.

IV. Cách thực hiện đá Penalty

1. Cách đá thông thường

Thực hiện đá Panalty theo cách thông thường

Bóng được đặt cách khung thành 11m, cách đều 2 cột dọc. Tất cả các đấu thủ phải đứng cách chấm phạt đền ít nhất 9,15m.

Cầu thủ thực hiện quả đá phạt không chỉ là cầu thủ phạm lỗi mà bất kỳ cầu thủ nào trong đội được hưởng quả đá phạt trực tiếp và phải được trọng tài xác nhận. Thủ môn phải ở trên đường biên giữa hai cột dọc, đối mặt với bóng và chỉ được di chuyển theo chiều ngang cho đến khi bóng được phát.

Theo luật đá penalty, nếu thủ môn bước tới trước khi quả bóng được đá, quả bóng sẽ được thực hiện lại nếu không có bàn thắng nào được ghi. 

Nếu một quả đá phạt được thực hiện sau tiếng còi của trọng tài và bóng đi qua vạch vôi phía trước khung thành, thì quả đó được tính là một bàn thắng. 

Quả bóng có hiệu quả khi đá và di chuyển. Lúc này, những cầu thủ khác có thể nhập cuộc và tiếp tục chơi.

2. Đá phối hợp

Ngoài những quả đá phạt đền thông thường, hai cầu thủ có thể phối hợp để thực hiện những quả phạt đền. Trong trường hợp này, thay vì trực tiếp vào khung thành, cầu thủ thứ nhất đẩy bóng về phía trước, để cầu thủ thứ hai chạy vào thực hiện quả đá phạt đền sau đó và ghi bàn. 

Như mọi cầu thủ khác, cầu thủ thứ hai phải đứng cách khung thành 9,15m. Chiến thuật này sử dụng yếu tố bất ngờ để cho cầu thủ thứ hai sút bóng trước sự truy cản của các cầu thủ đội phòng ngự.

V. Quy định về xử lý lỗi khi sút Penalty

Khi thực hiện đá penalty cầu thủ hai đội vẫn thường mắc lỗi. Phụ thuộc vào tình huống lỗi xảy ra mà trọng tài có thể cho thực hiện lại sút penalty hay không hay cho đội phòng ngự hưởng lại một quả đá phạt gián tiếp.

Một số lỗi mà các cầu thủ có thể mắc phải như:

  • Cầu thủ bên ngoài chạy vào vòng cấm khi cầu thủ đang thực hiện đá.
  • Thủ môn bắt bóng di chuyển khỏi vạch côi trước khi cầu thủ thực hiện đá vào bóng.
  • Cầu thủ chạm bóng lần 2 khi bóng chưa chạm cầu thủ nào khác.
  • Cầu thủ chỉ định đá sút không đá mà thay bằng cầu thủ cùng đội khác.
  • Cầu thủ bên đội đối phương ngăn cản cầu thủ thực hiện.

Các lỗi kể trên sẽ được xử lý theo một số hướng như:

  • Nếu cả hai bên đều mắc lỗi, cần phải thực hiện lại.
  • Mọi lỗi của bên phòng ngự đều được thực hiện lại, trừ khi bóng đã đi vào khung thành. Bàn thắng được trao nếu bóng vào lưới.
  • Nếu bên thực hiện đá phạt 11m mắc lỗi ngay cả khi bàn thắng đã vào lưới thì bàn thắng sẽ không được công nhận. Đội phòng thủ sẽ được hưởng quả đá phạt gián tiếp.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ về luật đá penalty được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn. Cảm ơn đã đón đọc! Hiểu rõ hơn về luật trong bóng đá hãy truy cập vào Bóng đá để đón xem tin tức mới nhất nhé!